Cà phê Robusta là gì?

Cà phê Robusta là gì?

What is Robusta coffee? Xuất hiện từ khi nào? Giá trị Robusta mang lại như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Giới thiệu cà phê Robusta

Nhiều nguồn thông tin cho biết, thực tế có 131 loài trong chi Coffee được khoa học biết đến, nhưng được trồng rộng rãi và trên quy mô toàn cầu là Arabica và Robusta. Tại Việt Nam, cà phê Robusta còn có tên gọi khác là cà phê vối. Tên gọi “Robusta” phản ánh đúng tính chất của nó với khả năng chống chịu mạnh mẽ, ít bệnh và cho năng suất. Trong suốt một thời gian dài, cà phê Robusta được biết đến như loại cà phê kém chất lượng, giá trị thấp hơn rất nhiều so với Arabica.

Thế nhưng, ngày nay Robusta ngày càng chứng minh được sức hút đến từ hương vị và tăng giá trị kinh tế với các dòng như Fine Robusta, Robusta High Quality.

Robusta coffee shape
Hình dáng Robusta coffee

Vùng trồng

Robusta coffee có nguồn gốc từ khu vực Trung và Tây Phi, vào cuối thế kỉ 19, cà phê Robusta được phát hiện ở Congo, đánh dấu bước phát triển trong việc trồng và phát triển dòng cà phê này.

Các đồn điền trồng Robusta bắt đầu phát triển mạnh mẽ vào đầu thế kỉ 20, đặc biệt ở các nước thuộc địa. Tuy nhiên, khi Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra, sự phát triển của nó bị gián đoạn. Ngay sau khi nhiều quốc gia Châu Phi giành độc lập, các chính phủ mới cùng nông dân nỗ lực, thúc đẩy sự phát triển của Robusta.

Ngày nay, Robusta không chỉ được trồng ở Châu Phi mà còn ở miền bắc Brazil, các nước Châu Á như Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia… Robusta chiếm khoảng 40% sản lượng cà phê toàn cầu, so với Arabica thì nó còn “khá trẻ”. Trong nhiều năm, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 2 trên thế giới về sản lượng Robusta.

Thông qua phần này, chúng ta đã hiểu sơ qua về “cà phê Robusta là gì”.

Vietnam Robusta coffee
Vietnam Robusta coffee

Hương vị cà phê Robusta

Robusta có hương vị đặc trưng là đậm đà, mạnh mẽ và chát hơn so với Arabica. Nhiều người từng đánh giá nó kém hơn các loại cà phê khác. Có thể cảm nhận được mùi từ ngũ cốc, gỗ và đất. Cà phê Robusta chứa nhiều hàm lượng chất Chlorogenic Acid, nhưng “vị chua” không phải đặc trưng, thay vào đó là “vị đắng”.

Trong quá trình rang, chất CGA phân hủy, tạo thành acid caffeic và acid quinic, cùng với caffein, những chất này là nguyên nhân gây nên vị đắng thường thấy của Robusta.

Dù vậy, hương vị cụ thể của Robusta cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khu vực trồng, phương pháp sơ chế và mức rang. Robusta rất thích hợp để pha espresso hoặc pha phin. Đặc biệt, ở Ý, cà phê Robusta thường được chiết xuất Espresso để tăng thêm độ đậm đà. Ngoài ra, Robusta còn được ưa chuộng để làm cappuccino và latte.

Đặc điểm của cây Robusta

Trong tự nhiên, Robusta coffee có thể cao từ 8 – 10 mét. Chúng có thân gỗ, cành mở với lá xanh đậm, bóng, mọc đối xứng ở hai bên cành. Lá cây thường lớn và rộng hơn so với cà phê Arabica. Chúng có hình elip hoặc hình chữ nhật. Robusta coffee có hoa màu trắng, mùi thơm, tương tự hoa của cà phê Arabica, chúng mọc thành chùm tại các nốt của mỗi cành. Hoa là lưỡng tính, mặc dù chúng có thể tự thụ phấn về mặt kĩ thuật, sự xuất hiện của các loài thụ phấn như ong sẽ cải thiện đáng kể về chất lượng và kích thước của hạt.

Hạt của Robusta thường nhỏ hơn, tròn hơn so với Arabica, mỗi hạt có rãnh thẳng ở giữa.

Robusta coffee flowers
Robusta coffee flowers

Canh tác

Robusta ưa thích các vùng đất thấp, khí hậu nóng ẩm. Vì vậy, khí hậu ở Việt Nam đặc biệt thích hợp trồng Robusta, hơn 80% sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam là Robusta. Điều này cho thấy sự thích nghi và phù hợp điều kiện tự nhiên đối với dòng cà phê này.

Giống như Arabica, cây cà phê Robusta 3 – 4 tuổi có thể bắt đầu thu hoạch, cho hạt từ 20 – 30 năm. Độ cao thích hợp để trồng Robusta là dưới 1000m, nhiệt độ từ 24 – 29 độ C, lượng mưa trên 1000mm và cần nhiều ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng và chất lượng Robusta.

Việt Nam – Một cường quốc cà phê

Sau cách mạng và giành độc lập, nhà nước Việt Nam đã tìm cách tái thiết lập nền kinh tế và xác định cà phê là một con đường chính để phát triển kinh tế. Vào cuối những nằm 1970 – 1980, Việt Nam bắt đầu sản xuất và tập trung vào Robusta coffee. Cuộc cải cách kinh tế vào giữa năm 1980 đã thúc đẩy ngành cà phê Việt Nam thêm nhanh chóng. Đồng thời, mở cửa thương mại quốc tế, khuyến khích các nhà sản xuất địa phương trồng và xuất khẩu cà phê.

Sự kết hợp của hỗ trợ từ nhà nước, đầu tư quốc tế và môi trường thuận lợi đã tạo điều kiện cho canh tác Robusta mở rộng nhanh chóng. Đến những năm 1990, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Bên cạnh Brazil, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu lớn thứ 2 về Robusta coffee. Nhờ phát triển phương pháp trồng, canh tác, kỹ thuật sơ chế đã cải thiện chất lượng, giải quyết các vấn đề môi trường và đảm bảo tính bền vững lâu dài cho ngành cà phê của Việt Nam.

Cà phê Robusta Việt Nam nổi tiếng với hương vị mạnh mẽ, đậm chất đất với các nốt hương của gỗ, các loại hạt và caramel.

Robusta – Lựa chọn bền vững

Robusta được xem là bền vững hơn cà phê Arabica vì nhiều lý do như ít đòi hỏi điều kiện môi trường khắt khe, cần ít nước hơn và có khả năng chịu được các yếu tố căng thẳng từ môi trường.

Robusta coffee VCU
Robusta coffee VCU

Khả năng thích ứng với môi trường

Robusta có khả năng thích ứng với nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Khi khí hậu ngày càng biến đổi và nóng hơn, Robusta sẽ có nhiều ưu điểm hơn, tuy nhiên, vẫn cần quan tâm đến vấn đề môi trường, thiếu nước sẽ làm giảm năng suất và chất lượng. Cà phê Arabica vốn nổi tiếng là “khó tính” khi lựa chọn môi trường sinh trưởng và phát triển. Phải ở độ cao thích hợp, khí hậu ổn định, lượng mưa đủ. Tính thích ứng của cây Robusta khiến nó ít bị tiêu tốn tài nguyên hơn so với Arabica, nhờ vậy có thể giảm được chi phí sản xuất.

Nhu cầu nước thấp

So với Arabica thì Robusta có yêu cầu nước ít hơn, giúp cho việc canh tác trở nên bền vững, đặc biệt ở những khu vực có nguy cơ thiếu nước, hạn hán. Với tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay, tình trạng khan hiếm nước trở nên cấp bách thì lựa chọn cây Robusta sẽ bền vững cho tương lai của ngành cà phê. Dù vậy, chúng ta vẫn cần có giải pháp để đảm bảo đầy đủ nước cho cây phát triển, ổn định năng suất và chất lượng.

Khả năng chống chịu sâu bệnh

Robusta có khả năng chống sâu bệnh cao hơn Arabica, có thể thích nghi để phát triển trong môi trường đa dạng sinh học, có nghĩa là nó có thể chống lại bệnh tật. Hàm lượng caffein cao cũng là yếu tố góp phần vào lợi thế chịu sâu bệnh của Robusta. Cũng vì thế mà nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu, diệt nấm hóa học có thể giảm được, từ đó thúc đẩy hệ sinh thái lành mạnh hơn. Điều này cũng mang lại một tách cà phê sạch và ít hóa chất.

Trên đây là một số thông tin về Robusta coffee mà chúng tôi đã tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu bạn cần được tư vấn về cà phê, hãy liên hệ với VCU nhé!

Thông tin liên hệ

Công ty Cổ phần VCU (VCU JSC)

Địa chỉ:
– Cơ sở rang: Tổ dân Phố 6, thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
– Cơ sở cà phê nhân xanh: Xã Ia Der, Huyện Ia Grai, Tỉnh Gia Lai

– Hotline: +84 941 203 879

– Fanpage: VCU – Vietnam Coffee United

– Email: info@vietnamcoffeeunited.com

Danh mục bài viết

Bài viết mới nhất

Đăng ký nhận báo giá